FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ
bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn hãy nhấn ĐĂNG NHẬP nếu bạn đã có tài khoản :@


nếu bạn chưa có tài khoản. Sad SadSad


Hãy NHẤN VÀO ĐĂNG KÍ và gia nhập diễn đàn cùng với chúng tôi
Smile
FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ
bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn hãy nhấn ĐĂNG NHẬP nếu bạn đã có tài khoản :@


nếu bạn chưa có tài khoản. Sad SadSad


Hãy NHẤN VÀO ĐĂNG KÍ và gia nhập diễn đàn cùng với chúng tôi
Smile
FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ

Diễn đàn chia sẻ những tâm tư, cảm xúc về trường lớp, chia sẻ kinh nghiệm học tập và chém gió...
 
Trang ChínhTrang Chính  trang tin chínhtrang tin chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
TRANG CHỦ
trang chủ
Top posters
hoainam_281 (157)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
cobelolem_1207 (129)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
thienthankhongcanh (127)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
thuytq_91 (64)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
loiajc (55)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
Kevin (50)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
ohmygod558 (21)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
phienphuc (16)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
meo_beo91 (10)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
nucuoiphale_hh2 (9)
đê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_lcapđê cương Tôn Giáo phần 2 I_voting_barđê cương Tôn Giáo phần 2 Vote_rcap 
GAME THU TUYEN QUANG
diễn đàn

 

 đê cương Tôn Giáo phần 2

Go down 
Tác giảThông điệp
loiajc
Thạc sĩ sử
Thạc sĩ sử
loiajc


Tổng số bài gửi : 55
Ngày cất tiếng hú chào đời Ngày cất tiếng hú chào đời : 30/05/1990
Ngày gia nhập Ngày gia nhập : 08/12/2010
Tuổi Tuổi : 33
Đến từ : Lạng Sơn
sở thích sở thích : $$$$$$$$ + Quyền lực + gái xinh hehe

đê cương Tôn Giáo phần 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: đê cương Tôn Giáo phần 2   đê cương Tôn Giáo phần 2 EmptyWed Dec 08, 2010 12:47 pm

Evil or Very Mad Twisted Evil Câu 6:
Trình bày hoàn cảnh, sự ra đời của Kitô giáo. Cho biết Việt Nam ra đời Kitô giáo.
Trả lời:
1. Hoàn cảnh
a. Tiền đề về chính trị, xã hội
- Vào khoảng thế kỉ V trước công nguyên, ở phía Bắc Italia đã có nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã ra đời.
- Đến thế kỉ III trước công nguyên, nhà nước La Mã này đã chiếm được các vùng Trung và Nam Italia. Sauk hi chiếm đóng toàn bộ Italia, nhà nước La Mã đã mở rộng chiến tranh xâm lược ra bên ngoài.
- Vào khoảng giữa thế kỉ III đến giữa thế kỉ II, La Mã đã chiếm các vùng Tây và Đông Địa Trung Hải.
- Từ giữa thế kỉ II đến thế kỉ I trước công nguyên, La Mã đã chiếm được Tiểu Á, Ả Rập.
Như vậy chỉ trong vài thế kỉ (thế kỉ III đến thế kỉ I trước công nguyên), từ một nước nhỏ bé, La Mã đã trở thành một đế quốc rộng lớn, trải dài từ Tây sang Đông, bao gồm bán đảo Italia, các nước vùng Địa Trung Hải, Tiểu Á, Ả Rập.
- Nhà nước La Mã được phát triển trên cơ sở chiến tranh xâm lược và dựa chủ yếu vào việc bó lột nô lệ. Vì thế, mặc dù là một đế quốc rộng lớn nhưng ngay từ cuối thế kỉ II đầu thế kỉ I trước công nguyên thì La Mã đã chất chứa nhiều mâu thuẫn nhưng mâu thuẫn cơ bản, bao trùm là giữa nô lệ với chủ nô, các dân tộc bị xâm lược với đế quốc La Mã. Các mâu thuẫn này đã bùng nổ thành những cuộc khởi nghĩa vũ trang mang tính chất quần chúng rộng lớn chống lại đế quốc La Mã. Điển hình:
+ Thế kỉ II trước công nguyên: khởi nghĩa của 20 vạn nô lệ ở đảo Xixin do Clêông lãnh đạo, khởi nghĩa ở Tiểu Á do Arixtônicos lãnh đạo.
+ Thế kỉ I trước công nguyên: khởi nghĩa đấu tranh đòi ruộng đất của dân nghèo do anh em Gracus khởi xướng.
+ Năm 74 trước công nguyên, bất bình cao độ trước thân phận nô lệ, các nô lệ là đấu sĩ ở quảng trường Rôma đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Spactacus. Khởi nghĩa này nhanh chóng lan rộng và thu hút được nhiều dân nghèo từ các nơi đổ đến, kéo dài trong 2 năm. Vì thế đã khiến cho chủ nô kinh sợ. Tuy nhiên đế quốc La Mã lúc đó vẫn còn mạnh đã dập tắt khởi nghĩa trong biển máu. Trong tâm trạng tuyệt vọng, những người nô lệ mong ước có một đáng siêu nhiên hay một lực lượng thần thánh nào đó xuất hiện, giúp họ đánh đổ đế quốc La Mã, xây dựng cho họ một vương quốc tự do, công bằng và Kito giáo ra đời trong bối cảnh chính trị, xã hội ấy.
b. Tiền đề về Thần học Do Thái
- Kitô giáo gồm 2 phần:
+ Kinh cựu ước
+ Kinh tân ước.
- Cả phần kinh cựu ước là sự kế thừa bằng cách giữ nguyên hoặc phát triển những tín điều trong Kinh thánh của đạo Do Thái.
c. Tiền đề về triết học Hi Lạp, La Mã cổ đại
Đây là nền tảng tư tưởng của thế giới quan, đóng vai trò làm cơ sở lí luận cho giáo lí Kito gián tiếp là học thuyết ý niệm của Platon. Trực tiếp là trường phái khắc kỉ với hai triết gia:
- Senek (4 trước công nguyên-65 sau công nguyên): nhà triết học khắc kỉ Hi Lạp cho rằng cơ sở lí luận trần thế là tạm thời, giả dối, thể xác chỉ là gánh nặng cho tinh thần. Cuộc sống nơi trần thế là sự chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia, nơi đích thực có bình đẳng, hạnh phúc. Nhưng ông vẫn khuyên mọi người nên từ bỏ lạc thú ở đời, mặt khác phải tin vào sự định sẵn của Thượng đế, phục tùng số mệnh, không đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
- Alechxandeze Philon (25 trước công nguyên-50 sau công nguyên): là người sáng lập chủ nghĩa khắc kỉ LaMã. Ông cho rằng sự suy đồi về đạo đức và các tệ nạn xã hội do con người gây ra. Do vậy cong người phải gánh chịu, phải nhẫn nhục và không ngừng xám hối. Mặt khác phải chờ đợi đáng cứu thế xuất hiện. Đáng cứu thế mà Philon nói đến là Golos. Golos như là trung gian giữa thế giới và tinh thần.
Đánh giá về vai trò của triết học khắc hỉ trong sự hình thành giáo lí, Ăngghen gọi Senek là chú còn Philon là cha của Kitô giáo.
d. Các tiền đề khác
- Ngoài việc tiếp thu Thần học Do Thái, triết học Hi Lạp, La Mã cổ đại, để xây dựng học thuyết của mình, Kitô giáo còn kế thừa các yếu tố của các phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc vùng Trung Cận Đông.
Kết luận: Có thể nói để xây dựng học thuyết của mình, Kitô giáo đã tiếp thu nhiều yếu tố thần học, triết học, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo đương thời và trong quá trình tự hoàn thiện, Kitô giáo đã tiến hành chọn lọc, cải biên, gạt bỏ những chi tiết địa phương không thích hợp, cố gắng giữ lại những nét chung mang tính phổ quát phù hợp với xu hướng thờ nhất thần và phù hợp với lòng mong đợi của các dân tộc khác nhau về một đấng cứu thế.
2. Sự ra đời và ý nghĩa sự ra đời của Kitô giáo
a. Sự ra đời
- Lúc đầu, Kitô giáo chỉ tồn tại dưới hình thức các cộng đồng nhỏ và sống trà trộn trong những dòng người Do Thái lưu tán ở Tiểu Á và hoạt động của họ là mượn màu sắc của đạo Do Thái để tránh sự kiểm soát của đế quốc La Mã.
- Về sau do nhu cầu phát triển, các cộng đồng này lớn dần và hình thành lên những cộng đồng độc lập và hoạt động của họ cũng thoát khỏi tính cách Do Thái.
- Đến thế kỉ I sau công nguyên: hình thành lên đội ngũ những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp và ra đời một tổ chức giáo hội.
Vậy là, Kitô giáo đã ra đời vào thế kỉ I sau công nguyên.

b. Ý nghĩa sự ra đời của Kito giáo
- Các cộng đồng Kitô giáo tôn trọng lao động và lên án bọn giàu có, họ cho rằng của cải phi nghĩa của bọn giàu có sẽ chặn lối lên thiên đường của họ. Điều đó được thể hiện trong giáo lí “Con lạc đà sẽ chui qua lỗ kim còn dễ hơn kẻ giàu có lên thiên đường”. Điều đó chứng tỏ Kitô giáo là tôn giáo của những người nô lệ, người nghèo.
- Các cộng đồng Kitô giáo tổ chức theo một nguyên tắc bình đẳng, tương thân tương ái, không phân biệt chủng tộc, không phân biêt tự do, nô lệ. Chính điều đó thể hiện sự phản kháng của Kitô giáo đối với đế quốc La Mã và đồng thời thể hiện sự phản kháng của Kitô giáo đối với chế độ chiếm hữu nô lệ.

































Câu 7:
Trình bày vài nét về Đạo công giáo Việt Nam
Trả lời:
Ngay từ thập niên đầu của thế kỉ XVI đã có các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo ở Việt Nam. Cụ thể:
- 1533-1614: các giáo sĩ của dòng Phan-xi-cô (Bồ Đào Nha) và các giáo sĩ của dòng Đa-minh (Tây Ban Nha) đến truyền giáo ở Việt Nam. Họ đi theo đường biển vào Việt Nam. Các giáo sĩ của hai dòng Phan-xi-cô và Đa-minh không thông thạo địa hình và tiếng Việt nên việc truyền giáo ít có kết quả.
- 1615-1665: có các giáo sĩ của dòng Tên (Bồ Đào Nha) nhưng đi từ MaCao (Trung Quốc) vào Việt Nam. Họ hoạt động ở cả Đàng trong và Đàng ngoài. Các giáo sĩ của dòng Tên có nhiều người thạo tiếng Việt và cách truyền giáo khéo léo, vì vậy mặc dù gặp khó khăn, có khi còn đổ máu nhưng kết quả là thu hút được nhiều người theo đạo.
Trong khoảng 20 năm truyền giáo ở miền Nam Trung Bộ đã thu hút được 50 nghìn người theo đạo, đào tạo được khoảng 40 giáo sĩ người Việt.
+ 1645: công việc truyền giáo đang phát triển thì dòng Tên cử giáo sĩ của mình về Rôma chọn người xin giáo hoàng phong giám mục để đưa sang Việt Nam giúp cho việc truyền giáo và Alêch-xăng-đơ Đơ-rốt là một giáo sĩ dòng Tên đã được giao nhiệm vụ này. Ông thuộc giáo sĩ dòng Tên nên đã thề trung thành với vua Bồ Đào Nha. Nhưng bản thân ông là người Pháp nên vẫn mang nặng tình cảm với nước Pháp và ông nghĩ ngay tới việc cử người Pháp làm giám mục ở Việt Nam. Kết quả Giáo hoàng đã phong cho 2 giáo sĩ người Pháp là Lăng-bét-đơ La-mốt và Phơ-đăng-xoa Paluy làm giám mục phụ trách công việc truyền giáo ở Việt Nam.
+ 1659: 2 đại phận Đàng trong và Đàng ngoài đã được thành lập dưới sự cai quản của 2 giám mục người Pháp nói trên. Cũng trong thời gian đề cử giám mục, Đờrốt còn vận động vua Pháp và giới quý tộc Pháp làm đơn đề nghị Giáo hoàng cho thành lập một tổ chức mang tên “Hội thừa sai truyền giáo Pari” hay “Hội thừa sai Pari” (MEP).
+ 1664: tổ chức MEP ra đời, MEP được giáo hoàng giao nhiệm vụ truyền giáo từ Việt Nam, Trung Quốc xuống Đông Nam Á.
Chính việc làm này của Đơ-rốt đã dẫn tới mâu thuẫn giữa Hội thừa sai Pari với các giáo sĩ của dòng Tên. Các giáo sĩ của dòng Tên không thừa nhận quyền cai trị của 2 giám mục người Pháp, không tiếp nhận thư giới thiệu 2 giám mục người Pháp và làm đơn kiện lên Giáo hoàng.
- 1688: Giáo hoàng Alêchxăng VII ra sắc chỉ cho các có giáo sĩ MEP độc quyền truyền giáo ở Đông Dương với sự tổ chức và hỗ trợ của chính phủ Pháp. Mặc dù vậy các giáo sĩ của dòng Tên ở Macao vẫn thường xuyên ra vào Việt Nam chống phá MEP.
- Đến cuối thế kỉ XVII, Giáo hoàng ra lệnh trục xuất các giáo sĩ dòng Tên khỏi Đông Dương. Từ đây quyền truyền giáo ở Đông Dương mới hoàn toàn thuộc các giáo sĩ Thừa sai.
Tóm lại: thế kỉ XVI, XVII là thời kì truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Càng về sau vai trò của các giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha càng giảm và thay vào đó là vai trò tăng dần của các giáo sĩ người Pháp, đặc biệt là từ khi Hội Thừa sai ra đời.
- Thế kỉ XVII, XVIII: tình hình xã hội Việt Nam lúc này rất phức tạp với các sự kiện: Đàng ngoài là Lê- Trịnh, Đàng trong là Nguyễn đang lo thôn tính nhau, cuộc nội chiến Tây Sơn và sự phục hồi của nhà Nguyễn.
Tất cả tình hình đó làm cho kinh tế Việt Nam trì trệ, chính trị rối ren, lòng người li tán, dao động. Thực trạng đó tạo điều kiện cho MEP phát triển. Tốc độ truyền giáo thời kì này phát triển khá nhanh. Tính 1910: cả nước có 900 ngàn tín đồ.
- Tuy nhiên bên cạnh hoạt động truyền giáo, các giáo sĩ MEP còn có những hoạt động phi tôn giáo phục vụ tích cực cho âm mưu xâm lược của Pháp ở Việt Nam. Cụ thể:
+ 1669: giám mục Đàng ngoài là Paluy đã viết thư cho bộ trưởng hải quân Pháp đem quân sang đánh chiếm châu thổ song Hồng.
+ Giám mục Pi-nhô-đờ Bê-hen đã can thiệp khá sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam với kế hoạch là giúp Nguyễn Ánh xây dựng lại cơ đồ và đưa Việt Nam vào vòng phụ thuộc nước Pháp.
+ Giám mục Pen-lơ-rin đã mở cuộc vận động chính giới Pháp can thiệp vũ trang vào Việt Nam và gợi ý cho quân đội Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên và bản than Pen-lơ-rin cũng có mặt trên chuyến tàu tấn công Đà Nẵng (31-8-1858).
Tất cả những việc làm trên đã dẫn tới việc các vua chúa phong kiến Việt Nam nghi ngại cấm đạo, bức đạo. Cụ thể , trong 3 triều đại: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã có đến 14 sắc chỉ cấm đạo. Ngoài các sắc chỉ trên còn có phong trào “Bình Tây, sát tả” của các văn than sĩ phu yêu nước kéo dài từ 1862 đến 1888.
- Sau khi thực dân Pháp đã thiết lập được ách đô hộ ở Việt Nam, chúng đã ban cho các giáo sĩ Thừa sai nhiều đặc quyền, đặc lợi và khiến họ trở thành những người có vị thế trong xã hội. Vị trí của Giáo hội tăng lên, việc truyền giáo phát triển.
- 1933: tòa thánh Vaticăng đã giao quyền tự quản cho Giáo hội Công giáo Việt Nam và phong cho người bản xứ đầu tiên là Nguyễn Bá Tòng chức giám mục.
Điều này chứng tỏ giai đoạn truyền giáo vào Việt Nam đến thời điểm này là kết thúc.
- 1960: “Hàng giáo phẩm Việt Nam” được thành lập và Giáo hội Công giáo Việt Nam chia thành 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
- 1976-1980: lần lượt có 2 vị Hồng y người Việt được tấn phong đó là: Hồng y Trịnh Như Khuê (1976), Hồng y Trịnh Văn Căn (1980).
- Chính trong năm 1980: “Hội đồng giám mục Việt Nam” chung của cả nước được thành lập.
Có thể nói, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trước đây, thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mĩ đã tìm mọi cách khai thác, lợi dụng đạo Công giáo Việt Nam nhằm phục vụ cho lợi ích chính trị, kinh tế của chúng và giáo hội Công giáo Việt Nam trong một thời gian dài đã bị chi phối bởi chính sách chống cộng, thân đế quốc. Thậm chí có thời kì, họ đã dùng cả thần quyền và giáo lí đẩy các tín đồ Công giáo Việt Nam về phía đối địch với dân tộc với các chiêu bài chống cộng, bảo vệ đạo. Vì vậy đã đánh lừa được một số tín đồ tôn giáo ở từng lúc và từng nơi. Tuy nhiên những chiêu bài đó không ngăn cản được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của tín đồ Công giáo Việt Nam. Trong mọi giai đoạn cách mạng, mọi phong trào yêu nước nào đều có rất nhiều tu sĩ, giáo sĩ và tín đồ Công giáo tham gia.































Câu 8:
Trình bày hoàn cảnh và sự ra đời của Phật giáo.
Trả lời:
1. Hoàn cảnh
- Phật giáo ra đời ở Ấn Độ. Ấn Độ là một nước lớn ở miền Nam châu Á. Vào thời kì cổ đại, Ấn Độ bao gồm cả Pakistan, Nêpan và Bănglađét. Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh sớm của nhân loại và là một trong những mảnh đất màu mỡ của tôn giáo và triết học. Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước công nguyên- đây là thời kì mà tôn giáo và triết học phát triển mạnh cả trên thế giớ.i và Ấn Độ. Cụ thể:
+ Trên thế giới:
Có đạo Zôroastre ở Ba Tư.
Có cục diện trăm nhà tranh tiếng ở Trung Quốc thời Xuân Thu (770- 470 trước công nguyên)
Có phái ngụy biện đang phát triển ở Hi Lạp.
+ Ở Ấn Độ: đạo Bàlamôn đi vào giai đoạn phát triển cực thịnh cả về mặt tôn giáo và vị thế xã hội. Đặc biệt, đạo Bàlamôn trở thành công cụ bảo vệ chế độ phân chia đẳng cấp. Nó chia dân cư Ấn Độ thành 4 đẳng cấp có địa vị, nghĩa vụ và quyền lợi khác nhau:
Bàlamôn: tăng lữ chuyên hoạt động tôn giáo, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và có những đặc quyền và đặc lợi về chính trị, xã hội.
Sát đế lị: vua, quan, quý tộc và võ sĩ.
Vệ xá: thương nhân, nông dân, thợ thủ công. Họ đóng vai trò sản xuất lưu thong và có trách nhiệm đóng thuế.
Thủ đà la: con em các bộ lạc bại trận, những người phá sản, không có tư liệu sản xuất và trở thành người phục vụ cho 3 đẳng cấp trên.
Ba đẳng cấp trên trở thành giai cấp bóc lột, thống trị và sự phân chia giai cấp này rất nghiệt ngã và thể hiện trên nhiều mặt: kinh tế, địa vị xã hội, cả trong cách giao tiếp, đi lại, đặt tên. Thậm chí sự phân chia này khắc nghiệt đến mức coi Thủ đà la là những con vật biết nói.
Sự phân chia đó làm cho Thủ đà la vô cùng oán ghét giai cấp bóc lột và oán ghét chế độ đẳng cấp . Trong điều kiện đó có nhiều trào lưu tư tưởng mới ra đời phản ánh tâm trạng của những người Thủ đà la. Các trào lưu này có xu hướng khác nhau nhưng cùng chung tính chất là phê phán giai cấp bóc lột và phê phán đẳng cấp Bàlamôn. Phật giáo là một trong những trào lưu tư tưởng ra đời trong bối cảnh đó.
2. Giáo chủ và sự ra đời của Phật giáo.
- Người sáng lập Phật giáo là Thái tử Cù đàm Tất-đạt-đa (563-483 trước công nguyên). Thái tử là con của vua Tịnh Phạn Vương thuộc dòng họ Thích ca, trị vì một vương quốc nhỏ bé ở phía Bắc Ấn Độ là Ka-tì-la-vệ, nằm dưới chân núi Himalaya.
- Hồi nhỏ, Thái tử được sống trong một môi trường nhung lụa và được mọi người tránh cho những âu lo, ưu phiền. Tuổi trẻ của Thái tử chịu sự giáo dục của Bàlamôn. Thái tử là người học hành, đánh kiếm, bắn cung đều giỏi nhưng Thái tử chưa bao giờ rời khỏi hoàng cung nên Thái tử chưa hề biết tới những điều cực nhục, xấu xa, đen tối đang diễn ra ngoài hoàng cung và đặc biệt Thái tử không biết đến cả sự già yếu, bệnh tật và đói khát.
- Năm 17 tuổi, Thái tử lấy vợ là công chúa Da-xá-đà-la và 19 tuổi, Thái tử có con trai.
Chứng kiến vợ đau đớn khi sinh đẻ đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Thái tử. Tuy nhiên những sự kiện dẫn đến bước ngoặt trong cuộc đời Thái tử là các cuộc gặp gỡ tại các cửa hoàng cung. Thái tử đã tận mắt chứng kiến một ông già còm cõi chống gậy, một người bị bệnh tật giầy vò và nhìn thấy một người chết được người ta mang đi chôn.
Lần đầu tiên Thái tử hiểu ra rằng già yếu, bệnh tật và cái chết là những điều khổ đau và bất hạnh cho tất cả mọi người.
- Cuối cùng, Thái tử đã gặp một vị tu sĩ và vị tu sĩ này đã từ chối hưởng thụ xa hoa để đi tìm sự yên tĩnh cho tâm hồn trong khổ hạnh. Thái tử quyết định noi theo vị tu sĩ .
- Năm 29 tuổi, Thái tử đã rời xa gia đình, xa hoàng cung và từ chối hưởng thụ giàu sang và quyền lực để vào rừng vắng tu trong khổ hạnh.Thái tử đã tu qua nhiều trường phái (kể cả trường phái Yôga), mỗi ngày Thái tử chỉ ăn một chút gạo và tết cỏ làm quần áo. Suốt gần 6 năm trời, Thái tử vẫn chưa nhận thức được chân lí và vẫn chưa tìm được sự yên tĩnh cho tâm hồn. Từ thực tế tu hành đó, Thái tử đã nhận ra rằng, cuộc sống tràn đầy vật chất thỏa mãn dục vọng và cả cuộc sống ép sát đi tu đều đi trệch con đường đúng đắn. Thái tử cho rằng: cuộc sống thứ 1 là tầm thường, vô tích sự bởi, cuộc sống thứ 2 là tăm tối, không xứng đáng và cũng vô nghĩa như cuộc sống 1.
Thái tử cho rằng con đường đúng đắn phải là con đường “trung đạo” (con đường ở giữa 2 con đường đã đi). Từ đó, Thái tử đã bỏ tu trong khổ hạnh và đi vào tư duy trong trí tuệ.
- Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề, Thái tử tuyên bố mình đã đắc đạo, đã hiểu được bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường để thoát khổ. Lúc đó Thái tử 35 tuổi và có hiệu là Thích ca mâu ni (bậc thánh của dòng họ Thích ca). Khi dịch sang tiếng Hán là Phật đà, Việt Nam là Phật, tiếng Ấn Độ gọi là Bút đa. Như vậy, Phật là danh từ chỉ người đã giác ngộ.
- Sau khi giác ngộ, Phật bắt đầu đi thuyết pháp. Trong quá trình này chỉ truyền khẩu, không viết bừng văn tự.
- Đến 483 trước công nguyên thì Phật tịch.
Phật giáo trải qua 4 lần kết tập kinh điển (4 lần đại hội):
- Đại hội lần 1:
+ Được tiến hành năm 482 trước công nguyên.
+ Do Đại-ca-diếp chủ trì.
+ Đại hội gồm có 500 đại biểu là 500 tì kheo (sư ông hay đại đức).
+ Đại hội kéo dài trong 7 tháng.
+ Tại Đại hội này, ông A-man-đa đã kể lại những lời Phật giảng về giáo lí, ông Ưu-bà-la kể lại những lời Phật giảng về giáo luật và ông Đại-ca-diếp kể lại những lời Phật bình giảng cả về giáo lí và giáo luật.
Giáo lí được gọi là Kinh tạng.
Giáo luật được gọi là Luật tạng.
Bình giảng được gọi là Luận tạng.
Như vậy, Tam tạng kinh điển được khởi soạn nhưng chưa được ghi thành văn bản.
- Đại hội lần 2:
+ Được tiến hành vào giữa thế kỉ IV trước công nguyên.
+ Đại hội lần này có 700 tì kheo.
+ Đại hội kéo dài trong 8 tháng.
+ Đại hội lần này giải quyết những mâu thuẫn trong việc thực hiện và giải thích giáo lí, giáo luật và Đại hội lần này bắt đầu chia thành 2 trường phái:
Thượng tọa chưởng lão bộ: gồm những tì kheo già.
Đại chúng bộ: gồm những tì kheo trẻ, chiếm đa số.
- Đại hội lần 3:
+ Được tiến hành vào giữa thế kỉ III trước công nguyên,
+ Do vua Asôka (Adục) triệu tập.
+ Đại hội gồm 1000 tì kheo.
+ Đại hội kéo dài trong 9 tháng.
+ Đại hội đã ghi thành văn bản Tam tạng kinh điển. Cuối đại hội do được vua Asoka tài trợ nên bắt đầu thành lập các tăng đoàn để truyền bá Phật giáo ra nước ngoài.
- Đại hội lần 4:
+ Được tiến hành vào giữa thế kỉ II sau công nguyên (khoảng 125-150 sau công nguyên).
+ Do vua Kaniska (Ca nhi sắc ca) triệu tập.
+ Đại hội lần này còn 500 tì kheo.
+ Ở đại hội này, Tam tạng kinh điển được hoàn thiện và được lưu truyền đến ngày nay.










Câu 9:
Trình bày quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
Trả lời:
1. Qúa trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam
- Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm ngay từ những năm đầu công nguyên, tại Lâu Luy (Thuận Thành- Bắc Ninh) đã có một trung tâm Phật giáo, Phật học phát triển. Ở thời kì này, Phật giáo vào Việt Nam bằng đường biển và gắn liền với các thương nhân. Đó là con đường lan tỏa tín ngưỡng từ thương nhân người Ấn Độ đến cộng đồng người Việt.
- Từ thế kỉ II đến thế kỉ V: Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi một số nhà sư Ấn Độ, Trung Quốc. Cụ thể:
+ Thế kỉ II, Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi các nhà sư: Ma-ha-kì-vực (người Ấn Độ), Khưu-đà-la(người Ấn Độ), Mâu-bác-cư-sĩ (người Trung Quốc).
+ Thế kỉ III, Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi các nhà sư: Khương-tăng-hội (người Ấn Độ), Chi-lương-khương (người Ấn Độ).
+ Thế kỉ IV, Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi các nhà sư: Du-pháp-lan (người Trung Quốc), Du-đạo-toái (người Trung Quốc).
+ Thế kỉ V, Phật giáo vào Việt Nam gắn với tên tuổi của nhà sư: Đàm Hoàng (người Trung Quốc).
Trong thế kỉ V, Phật giáo được truyền đến nhiều nơi trên đất Việt và ở Việt Nam đã có 2 nhà sư danh tướng là: Huệ Thắng (440-479), Thích Đạo Thiền (457-483).
- Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X: ở thời kì này vai trò truyền giáo của các nhà sư Ấn Độ giảm dần và vai trò truyền giáo của các nhà sư Trung Quốc tăng dần. Đặc biệt ở thời kì này có 2 phái thiền từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam là:
+ Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi: là 1 nhà sư người Ấn Độ, sang Trung Quốc làm học trò của sư Tăng xán (Tăng xán là ông tổ đời thứ 3 của Trung Quốc). Sau đó, ông về Việt Nam tu tại chùa Pháp Vân ( trước thuộc Hà Bắc, nay thuộc Bắc Ninh) và lập ra phái Thiền mang tên mình. Ông trở thành ông tổ đời thứ 1 của phái Thiền này.
+ Thiền Vô-ngôn-thông: vốn là người họ Trịnh và ở Quảng Châu, Trung Quốc. Đến tu tại chùa Song Lâm- Triết Giang. Ông là người uyên thâm, hiểu biết sâu rộng nhưng rất ít nói nên người ta đặt hiệu cho ông là vô ngôn thông. Ông vào tu tại chùa Kiến Sơn (Bắc Ninh) và lập ra phái thiền mang tên mình.
2. Qúa trình phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
- Bước vào thế kỉ X, Việt Nam bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ sau 1000 năm Bắc thuộc và Phật giáo cũng được chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
- Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XI: Nhà Đinh, Tiền Lê đã có những chính sách nâng đỡ tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển :
+ Nhà Đinh: sau khi lên ngôi đã triệu tập một hội nghị cao tăng để định ra ngôi thứ, phẩm trật cho các tăng già.
+ Nhà Tiền Lê: đã cử 1 phái đoàn sang Trung Quốc thỉnh kinh để về Việt Nam truyền bá.
Cả 2 triều đại Đinh, Tiền Lê đều trọng dụng, hậu thưởng cho những nhà sư có công giúp vua lo chuyện triều chính.
Ví dụ:
Nhà Đinh: phong cho sư Ngô Chân Lưu chức Tăng thống và danh hiệu “Khuông Việt thái sư.
Nhà Tiền Lê: mời sư Đỗ Thuận phụ trách cả công việc đối nội, đối ngoại của triều đình.
Phật giáo không chỉ tồn tại trong đời sống tâm linh mà còn có vai trò khá quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước.
- Từ đầu thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV: đây là thời kì của hai triều đại Lí, Trần. Phật giáo được xem là phát triển cực thịnh nhất, được đánh giá là thời kì vàng son của Phật giáo Việt Nam vì thời kì này Phật giáo trở thành quốc giáo. Biểu hiện:
+ Phật giáo đi sâu và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tín ngưỡng từ người dân đến vua, quan. Nói cách khác, thời kì này chùa chiền được xây dựng khắp nơi từ Nam ra Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi. Trong các triều đại vua, có nhiều nhà vua xuất gia từ giới tu hành hoặc sau khi đã hoàn thành công việc triều đình thì cởi áo bào đi tu.
Triều Lí: có Lí Công Uẩn là người sang lập ra nhà Lí nguyên là một Sa di. Lí Thái Tôn (triều đại 1028-1054) được suy tôn là sư tổ đời thứ 12 của Thiền Vô-ngôn-thông và Lí Thánh Tông (triều đại 1054-1072) được suy tôn là sư tổ đời thứ 2 của Thiền Thảo đường.
Triều Trần: có Trần Thái Tôn, Trần Nhân Tông là những nhà nghiên cứu về Phật giáo lỗi lạc, có nhiều tác phẩm thơ văn mang tư tưởng Phật giáo. Đặc biệt vua Trần Nhân Tông sau 3 lần chiến thắng quân Nguyên- Mông đã xuất gia tu hành và trở thành sư tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
+ Ở trong 2 triều đại này có nhiều nhà sư danh tiếng vừa có công với đạo pháp vừa có công với đất nước.
Triều Lí: có sư Vạn Hạnh ( Vạn Hạnh quốc sư), Viên Chiếu, Thông Biện.
Triều Trần: có Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.
Có thể nói ở trong hai triều đại này, Phật giáo đã đóng vai trò là hệ tư tưởng chỉ đạo năng động và sâu sắc.
- Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX: thời kì này các giai cấp, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng Nho giáo làm chỗ dựa về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Vì thế Phật giáo suy vi, không còn vị trí độc tôn trong xã hội như trước. Tuy nhiên Phật giáo vẫn ăn sâu, bám rễ vào đời sống tâm linh của người dân và cùng tồn tại với Nho giáo, Đạo giáo.
- Từ thế kỉ XIX đến nay:
+ Dưới triều nhà Nguyễn, Phật giáo vẫn tiếp tục suy vi.
+ Cho đến những năm 30 của thế kỉ XX, Phật giáo khới sắc nhờ phong trào chấn hưng Phật giáo, một bộ phận Phật giáo đã đi vào hoạt động có tổ chức.. Phong trào này kéo dài đến những năm 1954. Thực dân Pháp tìm mọi cách lôi kéo ảnh hưởng của Phật giáo song không có kết quả. Đa số các tăng ni, phật tử vẫn giữ nét tu hành theo sơn môn.
Ở miền Bắc, nhiều đại biểu Phật giáo đã gia nhập vào Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên việt, nhiều chùa chiền trở thành cơ sở hoạt động cách mạng.
Ở miền Nam, phong trào “Phật giáo yêu nước” đã thu hút được nhiều tăng ni, phật tử tham gia.
+ 1954 đất nước chia làm 2 miền, Phật giáo ở 2 miền có sự khác nhau:
Ở miền Bắc: 1958 đã ra đời tổ chức “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam”. Tổ chức này đã quy tụ toàn bộ giới Phật giáo miền Bắc vừa hoạt động tôn giáo vừa hoạt động yêu nước tiến tới mục tiêu thống nhất đát nước.
Ở miền Nam: diễn biến Phật giáo rất phức tạp và nổi lên 2 nét chính:
Ra đời nhiều tổ chức hệ phái, đặc biệt sự ra đời tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Tổ chức này đã quy tụ được một số tổ chức hệ phái. Sau một thời gian hoạt động lại có sự phân rẽ, một bộ phận nhỏ trong tổ chức này tách ra hoạt động riêng và bị đế quốc Mĩ lợi dụng, do đó đã đi ngược lại với nguyện vọng, tình cảm của tăng ni, phật tử trong cả nước.
Bị chi phối bởi xu hướng hiện đại hóa trong một thời gian dài. Biểu hiện: các tổ chức hệ phái củng cố lực lượng về mọi mặt, tri thức hóa tăng ni, mở rộng các đoàn thể phật tử,tích cực xây dựng chùa chiền, đền tháp, xây dựng cả cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ đó tạo ra một sự phát triển rầm rộ, đột xuất của Phật giáo Việt Nam. Đế quốc Mĩ tìm mọi cách lôi kéo Phật giáo, chi phối xu hướng này nhằm biến các tổ chức hệ phái Phật giáo xa rời phong trào cách mạng song ít có kết quả.
Từ 1954-1975: một bộ phận nhỏ của Phật giáo miền Nam bị ảnh hưởng bởi xu hướng tiêu cực, còn đại đa số vẫn tiếp tục tham gia ủng hộ cách mạng.
+ 1975: đất nước độc lập, thống nhất tạo cơ duyên cho Phật giáo thống nhất trong một tổ chức chung.
+ 11-1981: Đại hội đại biểu Phật giáo đã được tiến hành tại thủ đô Hà Nội. Về dự Đại hội có 200 đại biểu đại diện cho các tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước về dự. Đại hội lập ra tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua chương trình, điều lệ hoạt động của Giáo hội. Đại hội đã bầu ra hai tổ chức: Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự là những cơ quan lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc đã thống nhất được các tổ chức hệ phái trong cả nước đi vào hoạt động trong một tổ chức chung, đáp ứng nhu cầu tình cảm của tăng ni, phật tử trong cả nước; tạo điều kiện hơn bao giờ hết cho Phật giáo tiếp tục truyền thống đồng hành, gắn bó cùng dân tộc.

3. Kết luận
- Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng từ 2 phía: Trung Quốc và Ấn Độ.
- Phật giáo Việt Nam quy tụ 2 dòng chính: đại thừa và tiểu thừa.
+ Đại thừa: người xuất gia không chỉ tự giác ngộ mình mà còn giúp người khác giác ngộ, giải thoát.Tiểu thừa: mình tự giải thoát mình, không giúp ai.
+ Trong Phật giáo giữa đại thừa và tiểu thừa thì tiểu thừa gần như giữ nguyên các giáo lí thời nguyên thủy, đại thừa thì thay đổi cho phù hợp với thời thế.
+ Đại thừa thờ tất cả các vị Phật, tiểu thừa chỉ thờ Thích ca mâu ni.
+ Quan niệm niết bàn: Đại thừa: hữu dư niết bàn, tiểu thừa: vô dư niết bàn.
+ Trang phục: đại thừa: trang phục màu nâu, tiểu thừa: trang phục vàng.
+ Chủ trương: đại thừa: lao động nuôi thân, tiểu thừa: khất thực.
- Phật giáo Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Đạo giáo, chịu ảnh hưởng của các phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian. Vì thế tạo nên nét riêng có của Phật giáo Việt Nam và mang đậm tính cách dân gian.
- Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử trên 2 chục thế kỉ. Trong quá trình đó, Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó dân tộc, đã góp phần hình thành nên nền văn hóa Việt Nam và cũng góp phần tạo nên phong tục, tập quán, tâm lí, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam.























Câu 10:
Trình bày hoàn cảnh, sự ra đời của Hồi giáo.
Trả lời:
1. Hoàn cảnh ra đời
- Hồi giáo ra đời trên bán đảo Ả Rập với diện tích ban đầu khoảng 3 triệu km2, đất đai của Ả Rập phần lớn là sa mạc tuy nhiên cũng có những ốc đảo trù phú, tốt tươi.
- Khí hậu của Ả Rập rất khắc nghiệt, nói chung nóng, khô và thay đổi theo mùa.
Ví dụ: Mùa hè ở trên bờ biển Hồng Hải ( phía Tây bán đảo) nhiệt độ lên tới trên 45 độ. Trong khi mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 0 độ.
- Dân cư: Ả Rập có nhiều chủng tộc, do đó đã tạo nên nức tranh dân cư phức tạp. Tuy nhiên cư dân chủ yếu vẫn là người Ả Rập Bê-doanh, họ chuyên sống bằng nghề chăn nuôi du mục. Gia súc nuôi chủ yếu của họ là lạc đà, ngoài ra còn có ngựa, cừu đứng ở vị trí thứ hai và phát triển trên quy mô không lớn. Còn cư dân nông nghiệp định cư chủ yếu trồng lúa, chà la, nho.
- Vào khoảng đầu thế kỉ VI, hình thành con đường buôn bán Tây- Đông nối Trung Quốc, Ấn Độ, Địa Trung Hải và đi qua bán đảo Ả Rập. Việc giao lưu này đã làm cho kinh tế hàng hóa ở Ả Rập phát triển và hình thành nên những trung tâm kinh tế- văn hóa lớn như: Mê-đi-na, Mêc-ca, Tai-gơ. Tại các trung tâm này, kẻ có quyền lực làm giàu bằng thu thuế của các thương đoàn và thu thuế trong các ngày hội tôn giáo. Sự phát triển kinh tế hang hóa đã làm thay đổi cơ cấu xã hội của Ả Rập, cụ thể là các quan hệ công xã lỗi thời, quan hệ thị tộc, bộ lạc bị thay thế dần bằng quan hệ chủ nô với nô lệ.
- Tuy nhiên đến đầu thế kỉ VII, con đường Tây- Đông chuyển sang vùng vịnh BaTư và thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư. Việc mất đi con đường buôn bán quá cảnh này đã ảnh hưởng nặng đến kinh tế Ả Rập:
+ Các trung tâm kinh tế như Mê-đi-na, Mêc-ca, Tai-gơ dần suy tàn.
+ Bọn chủ nô mất đi quyền lợi lớn từ việc thu thuế, họ chuyển sang bóc lột nô lệ nặng hơn và cho vay nặng lãi.
Làm cho mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô trở nên gay gắt và đòi hỏi phải giải quyết. Trong khi đó, Ả Rập đứng trước nguy cơ xâm lấn của 2 đế quốc: Ba Tư ở phía đông và Bi- giăng-xơ ở phía tây.
- Nguy có này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của chủ nô nên những người thuộc tầng lớp trên của Ả Rập nhận thấy cần phải có một chính quyền vững mạnh đủ sức để:
+ Tập hợp, thống nhất các bộ lạc, bảo vệ độc lập dân tộc, tiếp tục bóc lột nô lệ ở trong nước.
+ Để khôi phục con đường buôn bán Tây- Đông.
+ Đồng thời để mở rộng thế lực ra bên ngoài.
Tình hình đó đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng chỉ đạo nhưng hệ tư tưởng của giai cấp chủ nô không thể là ngọn cờ tập hợp lực lượng. Mặt khác tín ngưỡng của các bộ lạc cũng đều thờ đa thần, nó không những không có tác dụng tập hợp lực lượng mà còn ngăn cản khuynh hướng tập hợp lực lượng. Vì thế cần phải có một tôn giáo mới, tôn giáo thờ nhất thần làm hệ tư tưởng tập hợp lực lượng và Hồi giáo- tôn giáo thờ nhất thần đã ra đời trong bối cảnh ấy.
2. Giáo chủ và sự ra đời của Hồi giáo
- Người sáng lập ra Hồi giáo là Mohamed (570- 632), thuộc bộ tộc Cu rét và xuất than trong một gia đình quý tộc đã bị sa sút ở Mêc-ca. Ông nội của Mohamed là người quản lí thánh địa ở Mêc-ca có uy tín, cha của Mohamed là một thương nhân nghèo đã mất trên đường đi buôn bán trước khi Mohamed chào đời. Khi Mohamed được 6 tuổi thì mẹ của ông qua đời, Mohamed được ông nội dưa về nuôi. 2 năm sau, ông nội Mohamed qua đời, Môhaméc được bác ruột đem về nuôi.
- Thuở nhỏ, Mohamed không được đến trường và Mohamed theo bác tham gia các thương đoàn, buôn bán ở các nơi, trong đó có Xi-ri. Trong thời gian này, Mohamed có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo Ba Tư và cả Kito giáo.
- Năm 25 tuổi, Mohamed làm thuê cho một bà góa giàu có ở Mêc-ca tên là Kha-di-dja và thay mặt bà đi buôn bán ở Xi-ri. Khi Mohamed trở về được bà hết lòng yêu mến và đã thành hôn cùng bà. Lúc đó Mohamed 26 tuổi còn bà Kha-di-dj-a 40 tuổi.
- Sau cuộc hôn nhân này, cuộc đời của Mohamed ổn định cả về vật chất và tinh thần. Đây là điều kiện thuận lợi để Mohamed phát triển sự nghiệp tôn giáo về sau. Bà Khadi-dj-a đã sinh cho Mohamed một số người con. Chính bà Kha-di-dj-a và cô con gái Pha-ti-ma là những người có ảnh hưởng lớn đến tới sự nghiệp tôn giáo của Mohamed sau này. Vì thế mặc dù đã rất giàu có nhưng Mohamed vẫn thường xuyên suy nghĩ về thế giới, về cuộc đời và đặc biệt là đời sống tâm linh.
- Trong khi buôn bán, Mohamed đã tiếp xúc với các tín đồ của đạo Do Thái và Kito giáo, Mohamed đã bị cuốn hút vào thuyết thờ nhất thần và Mohamed cũng thường trăn trở khi chứng kiến cảnh suy đồi đạo đức hay khi phải chứng kiến cảnh bóc lột đồng loại dã man để làm giàu của một số người.
- Noi gương các vị ẩn tu Kito giáo sống trên sa mạc, Mohamed đã quyết định vào hang Hi-ra để một mình chiêm nghiệm và suy ngẫm. Mohamed cho rằng mỗi dân tộc cần phải có một nhà tiên tri và ông chính là nhà tiên tri của người Ả Rập.
- Năm 40 tuổi (610), khi Mohamed một mình ở trong hang Hi-ra để suy ngẫm về cuộc đời và thế giới thì vào một đêm thánh Ala cử thiên sứ Gabrien đến truyền thần dụ cho Mohamed, khải thị cho ông chân lí của kinh Cô-ran và khiến cho ông trở thành Thánh thụ mệnh.
- Từ đó Mohamed bắt đầu đi truyền giảng kinh Cô-ran. Lúc đầu chỉ truyền một cách bí mật cho người than, bạn bè, sau dần ông truyềnmột cách công khai.Tất cả đều truyền khẩu, không ghi lại thành văn bản.




Câu 11:
Trình bày sự du nhập và những đặc điểm của Hồi giáo ở Việt Nam
Trả lời:
1. Qúa trình du nhập Hồi giáo ở Việt Nam
- Ở Việt Nam chỉ có người Chăm theo Hồi giáo. Số tín đồ Hồi giáo Việt Nam lên tới trên 7 vạn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Theo truyền thuyết người Chăm có tín ngưỡng Bàlamon và người Chăm cũng đã biết đến Hồi giáo từ đầu thế kỉ XI nhưng phải đến giữa thế kỉ XV, tín ngưỡng Hồi giáo ở người Chăm mới rõ nét. Qúa trình du nhập Hồi giáo vào Việt Nam chính là quá trình hình thành các nhóm Hồi giáo ở Việt Nam.
- Sự hình thành các nhóm Hồi giáo:
+ Sự hình thành nhóm Hồi giáo thứ 1: sau khi nhà nước Chiêm Thành suy vong (giữa thế kỉ XV), đa số cư dân Chiêm Thành đã lưu tán đến Campuchia và ở Campuchia, họ đã tiếp xúc với những người Malaixia theo Hồi giáo. Dần dần những người Chăm này đã bỏ đạo Bàlamôn để theo Hồi giáo. Sau đó những người Chăm này đã trở về Ninh Thuận, Bình Thuận để vận động bà con nơi đây theo Hồi giáo.
Người Ninh Thuận, Bình Thuận đã có tín ngưỡng của đạo Bàlamôn, lại chịu ảnh hưởng nặng của chế độ mẫu hệ nên cuộc vận động ít có kết quả. Đa số vẫn giữ nguyên đạo Bàlamôn gọi là Bà Chăm, số còn lại theo Hồi giáo gọi là Chăm Bà Ni. Chăm Bà Ni chính là nhóm Hồi giáo thứ 1 của Việt Nam ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Sự hình thành nhóm Hồi giáo thứ 2: vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, có 2 thủ lĩnh người Chăm từ Campuchia chạy trốn sang Tây Ninh và họ đã mang tín ngưỡng Hồi giáo đến Tây Ninh. Từ đó hình thành nên nhóm Hồi giáo thứ 2 ở Tây Ninh.
+ Sự hình thành nhóm Hồi giáo thứ 3: vào khoảng thế kỉ XIX, một số binh lính nhà Nguyễn dưới sự lãnh đạo của Trương Minh Giảng sang bảo hộ Campuchia và bị lính của An Dương (người Campuchia) đánh phải rút lui về Châu Đốc và họ cũng mang theo tín ngưỡng Hồi giáo về Châu Đốc. Trong thời gian này có cuộc dẫy binh (1854-1858) của người Chăm và người Malaixia theo Hồi giáo ở Campuchia dưới sự lãnh đạo của Tuôn-sêt-ít. Cuộc dẫy binh này bị thất bại, binh lính cũng rút lui về Châu Đốc, khi về Châu Đốc họ cũng mang theo tín ngưỡng Hồi giáo. Từ đó hình thành nhóm Hồi giáo thứ 3 ở Châu Đốc.
+ Sự hình thành nhóm Hồi giáo thứ 4: là nhóm Hồi giáo ở Sài Gòn, được hình thành trong thời kì Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và trong chiến dịch nhập cư vào thành phố. Khi nhập cư vào thành phố, họ mang theo tín ngưỡng Hồi giáo. Từ đó hình thành nhóm Hồi giáo thứ 4 ở Sài Gòn.
+ Sự hình thành nhóm Hồi giáo thứ 5: là ở Đồng Nai, được hình thành trong chiến lược giãn dân của Mĩ- ngụy để ngăn chặn quân giải phóng tấn công vào Sài Gòn. Từ đó hình thành nhóm Hồi giáo thứ 5 ở Đồng Nai.
Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam hoàn toàn khác với các tôn giáo khác, đó không phải là do truyền đạo mà tự nó lan tảo.
2. Một số đặc điểm của Hồi giáo Việt Nam
Các nhóm Hồi giáo Việt Nam khác nhau về vị trí địa lí,khác nhau về điều kiện du nhập, khác nhau về hoàn cảnh sống và đặc biệt khác nhau về mức độ giao lưu với thế giới Hồi giáo ở bên ngoài. Do đó đã chia Hồi giáo ở Việt Nam thành 2 khối Hồi giáo khác nhau: Khối Hồi giáo không chính thống ( Chăm Bà Ni) và khối Hồi giáo chính thống ( Chăm Ixlam).
a. Khối Hồi giáo không chính thống
Bao gồm các tín đồ Hồi giáo ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Hồi giáo ở đây chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn, chịu ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ và chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán dân gian. Vì thế nó suy thoái và không còn chính thống. Biểu hiện:
- Về giáo lí: một số tín điều bị hiểu sai lạc.
Ví dụ: + Họ coi thánh địa Mêc-ca là thiên đường của các nữ thần.
+ Đặt Môhaméc ngang hàng vớitiên nữ.
+ Đồng nhất Mohamed với Ala.
+ Coi Ala và tiên tri Mohamed đã sinh ra dân tộc Chăm.
- Về luật lệ, lễ nghi: cũng bị biến dạng và thực hiện không đầy đủ.
Ví dụ: + Các cốt đạo, những ngày lễ, những kiêng cấm được các chức sắc đại diện thực hiện một cách tượng trưng.
+ Từ tín đồ đến chức sắc không ai biết tiếng ARập, không ai thuộc kinh Côran, thậm chí không ai biết luật Sa-ri-at. Kinh Côran chuyển thành bài kinh tiếng Việt để tự đọc trong các buổi lễ.
+ Không ai hành hương về thánh địa Mêc-ca và không có quan hệ giao lưu với các trung tâm Hồi giáo khác, họ sống khép kín.
+ Nam, nữ 15 tuổi đều phải cắt tóc dể trở thành tín đồ .
+ Chức sắc của Chăm Bà Ni có quyền lực lớn, chi phối đời sống tín ngưỡng và đời sống xã hội củ tín đồ do chịu ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp của đạo Bàlamon.
+ Phụ nữ Chăm Bà Ni được đến thánh đường, thậm chí họ là người quyết định vật chất trong các buổi lễ, không bị cấm cung, không phải dùng mạng che mặt khi ra đường, phụ nữ Chăm Bà Ni tự hỏi chồng và cưới chồng, chồng về ở rể, phụ thuộc vợ và bố mẹ vợ. Đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ và đây là nét riêng có của Chăm Bà Ni.
b. Khối Hồi giáo chính thống
Bao gồm 4 nhóm Hồi giáo còn lại. Hồi giáo ở đây chịu ảnh hưởng nhiều của những người Malaisia- họ là người du nhập và nuôi dường Hồi giáo ở trong các nơi này. Biểu hiện:
+ Kinh Cô-ran được đọc bằng tiếng Ả Rập nhưng bình giảng kinh Cô-ran bằng tiếng Malaisia.
+ Thầy giảng kinh và chức sắc là người Malaisia.
+ Các ấn phẩm tôn giáo cũng đươch đưa từ Malaisia.
+ Việc cải cách tôn giáo cũng được du nhập từ Malaisia sang.
Nói tóm lại, sinh hoạt Hồi giáo ở đây mang tính chính thống và sôi động.

- Về giáo lí: được hiểu đúng, không sai lệch.
- Về luật lệ, lễ nghi: được tiến hành đầy đủ. Hồi giáo ở đây có quan hệ với thế giới bên ngoài bằng việc thực hiện hành hương về thánh địa Mêc- ca và cử con em sang ẢRập học.
1960: Ngô Đình Diệm cho thành lập một tổ chức là “Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam”, văn phòng đặt tại Sài Gòn.
Việc cải cách tôn giáo và thành lập tổ chức “ Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam” dẫn đến mâu thuẫn giữa hai phái Hồi giáo cũ và mới.
Đến 1966, mâu thuẫn này được dàn xếp bằng cách hai bên gặp nhau và lập ra tổ chức mới lấy tên là “Hội đồng giáo cả Hồi giáo Việt Nam”, văn phòng đặt tại Châu Đốc.
Cả 2 tổ chức này cùng song song tồn tại tới ngày miền Nam giải phóng và cũng chỉ ảnh hưởng tới khối Hồi giáo chính thống. Đến nay Hồi giáo là 1 trong 6 tôn giáo lớn ở Việt Namcos tư cách pháp nhân hoạt động và Hồi giáo Việt Nam cũng không gây ra những xáo trộn về trật tự, an ninh.
Tóm lại: Hồi giáo Việt Nam ở các vùng khác nhau thì khác nhau song nó là tôn giáo chính thức của người Chăm. Hồi giáo đã góp phần quan trọng vào việc hình thành phong tục, tập quán, tâm lí, lối sống và đạo đức của người Chăm và mang đậm tính cách Hồi giáo.
Về Đầu Trang Go down
 
đê cương Tôn Giáo phần 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đế Cương Tôn Giáo
» đề cương lịch sử đảng
» Tỏ tình đêm giao thừa
» giáo án giảng dạy lịch sử đảng
» Tiện ích biến đổi Win XP Thay đổi giao diện windows xp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ :: DOCUMENT-
Chuyển đến