FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ
bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn hãy nhấn ĐĂNG NHẬP nếu bạn đã có tài khoản :@


nếu bạn chưa có tài khoản. Sad SadSad


Hãy NHẤN VÀO ĐĂNG KÍ và gia nhập diễn đàn cùng với chúng tôi
Smile
FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ
bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn hãy nhấn ĐĂNG NHẬP nếu bạn đã có tài khoản :@


nếu bạn chưa có tài khoản. Sad SadSad


Hãy NHẤN VÀO ĐĂNG KÍ và gia nhập diễn đàn cùng với chúng tôi
Smile
FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ

Diễn đàn chia sẻ những tâm tư, cảm xúc về trường lớp, chia sẻ kinh nghiệm học tập và chém gió...
 
Trang ChínhTrang Chính  trang tin chínhtrang tin chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
TRANG CHỦ
trang chủ
Top posters
hoainam_281 (157)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
cobelolem_1207 (129)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
thienthankhongcanh (127)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
thuytq_91 (64)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
loiajc (55)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
Kevin (50)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
ohmygod558 (21)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
phienphuc (16)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
meo_beo91 (10)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
nucuoiphale_hh2 (9)
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcapĐế Cương Tôn Giáo I_voting_barĐế Cương Tôn Giáo Vote_rcap 
GAME THU TUYEN QUANG
diễn đàn

 

 Đế Cương Tôn Giáo

Go down 
3 posters

bạn thấy tài liệu này có ích chứ
cảm ơn nhiều
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcap80%Đế Cương Tôn Giáo Vote_rcap
 80% [ 4 ]
cũng được
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcap20%Đế Cương Tôn Giáo Vote_rcap
 20% [ 1 ]
tôi có rồi nhưng rất tốt
Đế Cương Tôn Giáo Vote_lcap0%Đế Cương Tôn Giáo Vote_rcap
 0% [ 0 ]
Tổng số bầu chọn : 5
 

Tác giảThông điệp
loiajc
Thạc sĩ sử
Thạc sĩ sử
loiajc


Tổng số bài gửi : 55
Ngày cất tiếng hú chào đời Ngày cất tiếng hú chào đời : 30/05/1990
Ngày gia nhập Ngày gia nhập : 08/12/2010
Tuổi Tuổi : 33
Đến từ : Lạng Sơn
sở thích sở thích : $$$$$$$$ + Quyền lực + gái xinh hehe

Đế Cương Tôn Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Đế Cương Tôn Giáo   Đế Cương Tôn Giáo EmptyWed Dec 08, 2010 12:44 pm

ĐỀ CƯƠNG: TÔN

Câu 1:
Trình bày các nguồn gốc của tôn giáo theo quan điểm Mac- Lênin
Trả lời:
Theo quan điểm Mac- Lênin tôn giáo có 3 nguồn gốc: nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lí, tình cảm.
1. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo
Để tồn tại và phát triển, con người phải giải quyết hai mối quan hệ: quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người với con người. Trong quá trình giải quyết hai mối quan hệ đó, có những lúc và có những nơi, con người bị tự nhiên và các thế lực xã hội cản phá, đẩy họ đến chỗ bất lực. Chính sự bất lực của con người trước tự nhiên cũng như sự bất lực của con người trước xã hội là nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo.
a. Sự bất lực của con người trước tự nhiên
- Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, khi mới xuất hiện, con người chỉ trông chờ vào việc đón nhận các sản vật có sẵn trong tự nhiên, nhưng cho dù tự nhiên có vô cùng phong phú thì bị con người khai thác mãi rồi cũng cạn kiệt. Mặt khác, con người ngày càng đông và nhu cầu của con người ngày càng phong phú. Vì thế tự nhiên không đủ để cung ứng cho con người, thậm chí tự nhiên không có sẵn những sản phẩm như con người mong muốn. Chính vì vậy con người phải tác động vào tự nhiên để cải tạo, chinh phục tự nhiên, bắt nó phục vụ nhu cầu của mình.
- Tuy nhiên có những hiện tượng tự nhiên và có cả những lĩnh vực tự nhiên mà trình độ và khả năng của con người chưa đủ để cải tạo, chinh phục nó. Đó chính là lúc con người bất lực trước tự nhiên. Sự bất lực của con người trước tự nhiên xuất hiện ngay từ thời công xã nguyên thủy và đến nay vẫn còn tồn tại.
+ Thật vậy ở thời kì công xã nguyên thủy: do trình độ lực lượng sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất thấp kém, con người trở nên nhỏ bé, bất lực trước nhiều hiện tượng của tự nhiên. Khi bất lực trước tự nhiên, người nguyên thủy đã gán cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên. Tôn giáo vì thế mà ra đời.
+ Từ sau xã hội công xã nguyên thủy (chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa): càng ngày trình độ khoa học của con người càng phát triển, càng ngày những kinh nghiệm con người tích lũy được trong lao động sản xuất càng nhiều. Vì thế con người ngày càng cải tạo, chinh phục được nhiều hơn những hiện tượng của tự nhiên. Sự bất lực của con người trước tự nhiên ngày càng giảm. Tuy nhiên cho đến tận ngày nay, vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên quái ác khiến cho con người bất lực.
Ví du: con người vẫn chưa thể hạn chế được tác hại của những trận động đất, những đợt núi lửa, những cơn bão lũ, những đợt sóng thần.
- Trong việc tác động vào tự nhiên để khai thác tự nhiên, việc khai thác một cách tùy tiện gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ sinh thái cũng là vấn đề đe dọa sự sống còn của con người và con người chưa có cách khắc phục, vẫn còn bất lực.
Tất cả những sự bất lực của con người trước tự nhiên đều là nguồn gốc làm cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.
b. Sự bất lực của con người trước xã hội.
- Trong xã hội công xã nguyên thủy: quan hệ con người với con người là bình đẳng, vì thế không có sự bất lực của con người trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội
- Kể từ khi xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp thì các giai cấp bị trị luôn bị bóc lột nặng nề kinh tế, bị tước đoạt quyền lợi chính trị và cả tinh thần. Để thoát ra khỏi cuộc sống thiếu thốn và khó khăn thì giai cấp bị trị đã vùng dậy đấu tranh vũ trang hoặc tiến hành các cuộc cách mạng. Song cũng có những lúc họ bị thất bại và khi bất lực trong việc thoát khỏi cuộc sống thiếu thốn và khó khăn nơi trần thế. Họ đã tìm đến với tôn giáo để mong được các lực lượng thần thánh, siêu nhiên cứu vớt.
- Mặt khác trong những xã hội có phân chia giai cấp vẫn tồn tại những hiện tượng tiêu cực xã hội và những hiện tượng xã hội tiêu cực này mang lại lợi ích cho một số ít người, nhưng mang lại thiếu thốn, khó khăn và bất lực cho số đông người khác. Như vậy, một lần nữa con người lại bất lực nhưng là sự bất lực trước những mối quan hệ xã hội. Và chính sự bất lực trước những mối quan hệ xã hội là nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo.
Lênin đã khẳng định: “Sự bất lực của các giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của con người thời dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên tất phải đẻ ra lòng tin vào thần thánh ma quỷ, vào những phép màu…”
Tóm lại, sự bất lực của con người trước tự nhiên và sự bất lực của con người trước xã hội chính là nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
2. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
- Lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới, chỉ có những điều con người chưa biết chứ không có những điều con người không thể biết. Nhưng xét trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì nhận thức của mỗi người cũng như của cả loài người là có hạn, các hiện tượng của thế giới là vô tận và nhu cầu nhận thức thế giới của con người là vô tận. Chính vì thế xét ở mỗi giai đoạn cụ thể vẫn còn những hiện tượng tự nhiên mà con người chưa nhận thức được và chính sự bất lực của con người trong việc nhận thức về thế giới là nguồn gốc cho tôn giáo ra đời.
+ Ở thời kì công xã nguyên thủy: trình độ hiểu biết của con người về thế giới và cuộc sống xung quanh hết sức ít ỏi. Vì thế họ không lí giải được nhiều hiện tượng của thế giới và họ đã nhân cách hóa các hiện tượng đó thành thần như thần sấm, thần sét, thần mưa…Từ đó mà ra đời hình thức tôn giáo sơ khai như Tôtem giáo, Saman giáo. Các hình thức tôn giáo này đã phần nào đáp ứng nhu cầu nhận thức của người nguyên thủy.
+ Trong các xã hội có phân chia giai cấp: chính sự thiếu hiểu biết của con người đã khiến con người không thể hiểu được nguồn gốc của sự phân chia giai cấp, nguyên nhân của bất bình đẳng và cả những tiêu cực xã hội.
+ Ngay cả hiện nay, trong xã hội vẫn còn tồn tại các hiện tượng ngẫu nhiên, may rủi mà khoa học chưa thể lí giải khiến con người tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia.
- Mặt khác, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn bắt nguồn từ đặc diểm nhận thức của con người về thế giới khách quan. Một mặt các hình thức nhận thức của con người càng phong phú thì những hiểu biết của con người về đối tượng càng ngày càng sâu sắc. Mặt khác, thêm một hình thức tư duy là thêm khả năng làm cho tư duy con người xa rời hiện thực và phản ánh không đúng hiện thực, khi nhận thức bị tuyệt đối hóa hay cường điệu hóa thì vai trò nhận thức của chủ thể sẽ dẫn tới thiếu khách quan, mất cơ sở trần thế và trở thành siêu nhiên, thần thánh.
Ví dụ, ở Chilê có một cụ già là Maria Louis, bà đã 63 tuổi, bản thân bà đã có 15 con và cháu, trong một lần bị sét đánh không chết bà trở thành một cô gái trẻ khoảng 25 tuổi.
3. Nguồn gốc tâm lí, tình cảm của tôn giáo
- Con người có nhiều trạng thái tâm lí, có những trạng thái tâm lí tích cực và có những trạng thái tâm lí tiêu cực.
+ Trạng thái tâm lí tiêu cực như: đau buồn, lo lắng, sợ hãi…tất cả những trạng thái này đều là nguồn gốc dẫn con người đến với tôn giáo, trong đó sợ hãi là cảm giác đầu tiên và là nguồn gốc cơ bản dẫn con người đến tôn giáo vì sợ hãi mà con người chấp nhận niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên, thần thánh và làm theo quy định của các tôn giáo.
+ Bên cạnh những trạng thái tâm lí tiêu cực là những trạng thái tâm lí tích cực: lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu…
Ví dụ, Vì sự kính trọng và biết ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ mà nhiều dân tộc trên thế giới có tục thờ cúng tổ tiên. Ở những dân tộc có nghề trồng lúa nước, vai trò người phụ nữ được đề cao dẫn đến tục thờ Mẫu…
Kết luận: Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lí, tình cảm là điều kiện, là tiền đề để hình thành ý thức tôn giáo. Tôn giáo không ra đời nếu không có những tiền đề này nhưng nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc tâm lí, tình cảm chỉ trở thành hiện thực khi có những điều kiện xã hội nhất định. Vì thế trong ba nguồn gốc trên thì nguồn gốc xã hội có tính chất quyết định nhất.








Câu 2:
Trình bày một số quan niệm về tôn giáo trong lịch sử và phân tích các đặc trưng về bản chất.
Trả lời:
1. Một số quan niệm về tôn giáo trong lịch sử
Tôn giáo ra đời từ lâu và con người đã chấp nhận nó nhưng mãi đến thế kỉ XIX, các nhà khoa học mới tìm cách thảo luận xem tôn giáo là gì và cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về tôn giáo. Đứng trên quan điểm vô thần thì các nhà duy vật trước Mác đều khẳng định: Tôn giáo là sự phản ánh thế giới một cách sai lệch và để khắc phục hạn chế của tôn giáo cần vạch rõ tính chất giả dối trong tôn giáo và khai sáng cho quần chúng.
a. Ở thời kì cổ đại
- Kxê-nô-fan (570- 478 trước công nguyên) đã khẳng định rằng: chính con người đã nghĩ ra và sáng tạo ra các vị thần linh. Vì theo mỗi dân tộc có quan niệm khác nhau về thần linh, thượng đế tùy thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống của dân tộc mình.
Quan niệm của Kxê-nô-fan đã cho chúng ta những hạt nhân hợp lí về bản chất của tôn giáo. Nó cho thấy tôn giáo là sản phẩm trong sự nhận thức tưởng tượng của con người về chính phong tục, tập quán, lối sống của dân tộc mình.
b. Ở thời kì cận đại
- Phơ-bách (1804-1872) trong tác phẩm “ Bản chất đạo Kitô” (xuất bản 1841) đã viết: Con Người suy nghĩ ra sao, tâm tư thế nào thì Thượng đế của nó cũng đúng như vậy. Con Người có bao nhiêu giá trị thì Thượng đế của nó cũng có bấy nhiêu không hơn.Ý thức của Con Người về Thượng đế là sự tự ý thức của Con Người. Nhận thức của Con Người về Thượng đế là sự tự nhận thức của con người. Từ Thượng đế ta có thể suy ra Con Người và từ Con Người ta lại hiểu về Thượng đế của nó. Hai là Một. Chúa là tuyên ngôn của nội tâm, là cái bản thân biện minh từ con người.
Quan niệm của Phơ-bách đã cho chúng ta một khái niệm, một định nghĩa về tôn giáo, nó cho thấy Thượng đế hay tôn giáo chính là nhận thức của con người về cuộc sống nội tâm của mình.
- Quan điểm trên của Phơ-bách được Mác đồng tình nhưng Mác phê phán Phơ-bách ở chỗ Phơ-bách mới chỉ đề cập đến con người chung chung, trừu tượng, Phơ-bách chưa thấy được tinh thần tôn giáo là sản phẩm của xã hội và con người mà Phơ-bách đề cập đến phải là con người thuộc một xã hội nào đó.
Trong tác phẩm “Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, Mác viết: Con người không phải là một trừu tượng đâu đó ngoài thế giới, con người là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Chính nhà nước ấy, xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo.
- Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, Ăngghen viết: Bất cứ tôn giáo nào cũng đều chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta những sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những sức mạnh ở thế gian đã mang hình thức siêu thế gian.
2. Các đặc trưng về bản chất
a. Tôn giáo là sản phẩm do con người tạo ra
- Tôn giáo do con người sáng tạo lên nhưng tôn giáo không ra đời cùng với sự ra đời của con người mà chỉ khi con người phát triển đến một trình độ tư duy nhất định, biết tổ chức thành một xã hội nhất định thì lúc đó con người mới sáng tạo ra tôn giáo.
- Cần khẳng định con người sáng tạo ra tôn giáo không phải là con người chung chung, trừu tượng, tồn tại đâu đó ngoài thế giới, tức là con người sáng tạo ra tôn giáo không phải là tinh thần Thượng đế, không phải là ý niệm tuyệt đối và cũng không phải là lực lượng siêu nhiên, thần thánh nào đó. Mà con người sáng tạo ra tôn giáo là thế giới những con người, tức là đó là những con người cụ thể trong xã hội trần tục. Tính cụ thể của con người sáng tạo ra tôn giáo được gắn liền với nhà nước ấy, gắn liền với xã hội ấy. Chính những nhà nước của nhà nước ấy, của xã hội ấy đã sản sinh ra tôn giáo.
b. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt
- Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Theo Ăngghen: “Bất cứ tôn giáo nào cũng đều chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta những sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ”. Điều đó có nghĩa là bất cứ tôn giáo nào cũng là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.
- Tính đặc biệt của ý thức xã hội tôn giáo thể hiện:
+ Tôn giáo không phản ánh mọi tồn tại xã hội mà chỉ phản ánh những tồn tại xã hội có tính chất sức mạnh, có khả năng chi phối cuộc sống hàng ngày của con người.
+ Sự phản ánh của tôn giáo là sự phản ánh hư ảo, hoang đường về hiện thực khách quan. Cụ thể: cái trần thế được phản ánh như cái thần thánh, cái tự nhiên được phản ánh như cái siêu nhiên.
Ví dụ: Con người sinh ra là một quá trình tiến hóa tự nhiên thì lại được xem như sản phẩm của đáng thần thánh, siêu nhiên.
c. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử.
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội bởi bất kì một tôn giáo nào cũng đều có 4 yếu tố:
+ Niềm tin tôn giáo (đức tin).
+ Nội dung tôn giáo (giáo lí, giáo luật).
+ Hành vi tôn giáo (nghi lễ).
+ Tổ chức tôn giáo (giáo hội).
Chính vì có 4 yếu tố trên nên mỗi tôn giáo là một hiện tượng xã hội.
- Tính lịch sử của tôn giáo thể hiện:
+ Tôn giáo ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định. Tôn giáo do con người sáng tạo ra nhưng tôn giáo không ra đời cùng với sự xuất hiện của con người. Các ngành khoa học như: lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, nhân chủng học…đã chứng minh có một thời gian dài con người sống không cần đến tôn giáo. Chỉ khi con người phát triển đến một trình độ tư duy nhất định và biết tổ chức thành một xã hội nhất định, lúc đó con người mới sáng tạo ra tôn giáo, vào khoảng 95.000 đến 35.000 trước công nguyên.
+ Tôn giáo biến đổi cùng với sự biến đổi, phát triển của điều kiện lịch sử xã hội. Chúng ta có thể khẳng định rằng: lịch sử xã hội loài người cho thấy khi những điều kiện lịch sử xã hội biến đổi thì tôn giáo cũng biến đổi theo. Thể hiện:
Khi điều kiện lịch sử xã hội biến động thì các hình thức tôn giáo biến động.
Ví dụ: Ở thời kì công xã nguyên thủy: chỉ có hình thức tôn giáo sơ khai như Tôtem giáo, Saman giáo…
Khi điều kiện lịch sử xã hội chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ thì mới xuất hiện các hình thức tôn giáo dân tộc với đầy đủ 4 yếu tố của một tôn giáo.
Khi điều kiện lịch sử xã hội biến động thì ngay trong một hình thức tôn giáo cũng có sự biến động.
Ví dụ: Kitô giáo khi mới ra đời vào thế kỉ I sau công nguyên thì Kitô giáo là một tôn giáo của những người nô lệ, nó phản ánh sự phản kháng của họ đối với đế quốc LaMã nên nó bị cấm đoán suốt 3 thế kỉ.
Đến thế kỉ IV sau công nguyên, do nhu cầu cần có một công cụ tinh thần để thống nhất đế quốc La Mã, do đó nhà nước La Mã đã bỏ lệnh cấm và tuyên bố Kitô giáo là quốc giáo.
Từ thế kỉ IV đến suốt thời kì trung cổ, Kitô giáo đã trở thành một công cụ áp bức về mặt tinh thần của giai cấp thống trị, Kitô giáo được truyền bá ra nhiều nước ở châu Âu và nó trở thành tôn giáo khu vực. Nó có địa vị, thế lực lấn áp cả thế quyền.
Đến thế kỉ XVI giai cấp tư sản Tây Âu trỗi dậy nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Từ Kitô giáo đã phân rẽ ra hình thành tôn giáo mới là Tin lành.
Cũng bắt đầu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản bành trướng ra thế giới thì Kitô giáo được truyền bá ra nhiều nước ở nhiều châu lục và nó trở thành tôn giáo thế giới.
+ Tôn giáo sẽ mất đi khi những điều kiện lịch sử cụ thể không còn. Chúng ta có thể khẳng định rằng tôn giáo đã đang và sẽ tồn tại lâu dài nhưng tôn giáo nhất định sẽ mất đi khi những điều kiện kinh tế- xã hội nói riêng và những nguồn gốc làm nảy sinh tôn giáo nói chung không còn nữa.
Điều này đã được Ăngghen khẳng định trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”. Trong tác phẩm này Ăngghen viết: “Khi nào con người không chỉ mưu sự mà còn làm cho thành sự nữa thì chỉ khi đó cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện vẫn đang được phản ánh vào tôn giáo sẽ mất đi và cùng với nó là sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi vì khi đó không có gì để phản ánh”.
d. Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh
- Bất kì một tôn giáo nào cũng tồn tại niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh. Lực lượng siêu nhiên, thần thánh không tồn tại thực trong cuộc sống trần thế mà do những người có tín ngưỡng, tôn giáo tưởng tượng ra theo trí tưởng tượng của con người. Những lực lượng siêu nhiên, thần thánh này có sức mạnh vạn năng và có cả quyền phép có thể chi phối cuộc sống hiện tại và tương lai của con người. Bằng quyền phép thì các lực lượng siêu nhiên, thần thánh đáp ứng nhu cầu cầu xin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thánh này không phụ thuộc vào các quy luật của hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào quy luật nhân quả.
Câu 3:
Trình bày các tính chất của tôn giáo
Trả lời:
1. Tính lịch sử của tôn giáo
2. Tính hai mặt của tôn giáo
Bất cứ tôn giáo nào cũng có tính hai mặt: tính tích cực và tính tiêu cực.
a. Tính tích cực của tôn giáo
- Hướng con người tránh ác, làm thiện. Trong giáo luật của mỗi tôn giáo đều xây dựng những điều khuyên răn, ngăn cấm con người không được làm những việc có hại đến tính mạng, có hại đến tài sản và có hại đến danh dự của người khác, có nghĩa là hướng con người tránh những việc ác. Không chỉ thế trong giáo luật của mỗi tôn giáo còn xây dựng những điều luật khuyến khích con người làm việc có lợi cho người khác, thậm chí có thể hi sinh lợi ích của mình để làm lợi cho người khác.
Ví dụ: + Trong Phật giáo, mọi đối tượng tu hành không kể tu tại gia hay xuất gia tu hành trước hết phải thực hiện “ ngũ giới”:
Giới sát: không sát sinh.
Giới đạo: không trộm cắp.
Giới tà dâm: không quan hệ bất chính với vợ hay chồng người khác.
Giới vọng ngữ: không nói dối, không nói những điều thô tục, không nói ác.
Giới tửu: không uống rượu.
+ Trong Kitô giáo: từ điều răn đe thứ 4 đến 10 là hướng thiện, tránh ác như:
Thảo kính cha mẹ.
Không giết người.
Không gian dâm.
Không trộm cắp của người khác.
Không làm chứng dối che giấu sự gian dối.
Không ham muốn vợ chồng người .
Không ham muốn của cải trái lẽ.
- Đề cao luân lí gia đình. Cũng trong giáo luật của mỗi tôn giáo đều xây dựng một hệ thống những giá trị chuẩn mực có tác dụng làm cơ sở cho các tín đồ xử lí các mối quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái, anh em với nhau…Những chuẩn mực này có tác dụng xây dựng mỗi gia đình có tôn ti trật tự, có nề nếp. Từ đó góp phần vào việc xây dựng trật tự trong xã hội
Ví dụ: + Trong Kitô giáo, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái được quy định cụ thể là:
Con cái phải có bổn phận thảo kính cha mẹ. Đây là điều răn thứ 4 trong 10 điều răn của Thiên chúa. Con cái làm trái điều răn này sẽ phải chịu một hình phạt rất tự nhiên là chết không toàn xác và không có chỗ chôn. Như Kinh thánh đã nói “Nếu ai cười nhạo cha và không tuân phục mẹ theo bổn phận thì sẽ bị quạ đến mổ xác bên bờ suối và chim kền kền xẻo thịt”.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến khi “luật chúa khắc ghi trong tâm hồn nó” ( Khi con cái trưởng thành, đủ để hiểu trách nhiệm và điều luật của chúa khắc ghi trong lòng nó).
+ Trong Phật giáo, rất đề cao gia đình và giáo dục gia đình. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, Phật giáo cũng quy định con cái có bổn phận với cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm với con .
Trách nhiệm của cha mẹ với con cái được cụ thể thành 5 điều: ngăn chặn con làm điều ác, khuyến khích con làm việc thiện, dạy con nghề nghiệp, dựng vợ, gả chồng xứng đáng cho con, lựa thời điểm trao của thừa tự cho con.
Bổn phận của con cái: nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là lúc cha mẹ già yếu, giữ gìn truyền thống gia đình, bảo vệ tài sản thừa tự, tang lễ cho cha mẹ khi qua đời.
- Tình thương yêu con người, vị tha: là một nét phổ biến của mỗi tôn giáo.
Ví dụ: + Trong Kitô giáo, tình thương yêu con người đồng loại được đặt sau tình thương yêu con người với Thiên chúa. Thiên chúa khuyên răn con người phải thương yêu bản thân mình, thương yêu đồng loại bằng những hoạt động cụ thể.
+ Trong Phật giáo, tình yêu thương ấy là vô bờ bến, không giới hạn và mang tính bình đẳng giữa con người với muôn loài. Điều đó thể hiện qua “Hanh từ bi” và “ Hỉ xả”. Đây là những giá trị đạo đức đặc trưng của Phật giáo.
b. Tính tiêu cực của tôn giáo
Cũng là nét phổ biến của mọi tôn giáo. Thể hiện:
- Tính nhẫn nhục, cam chịu. Trong giáo luật của mỗi tôn giáo đều có những điều khuyên răn các tín đồ nhẫn nại, chịu đựng. Nếu sự nhẫn nại trong những điều kiện và những hoàn cảnh cần thiết thì lại khác những sự nhẫn nại trong các tôn giáo. Những sự nhẫn nại trong tôn giáo là nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện, không có giới hạn, đến mức nó trở thành nhẫn nhục, cam chịu.
Ví dụ: + Trong Kitô giáo: sự nhẫn nhục, cam chịu đến đỉnh cao, ngay cả trong trường hợp tín đồ bị kẻ xấu xúc phạm về thân thể và xâm hại tài sản thì Kitô giáo vẫn khuyên các tín đồ không được mảy may có hành động chống cự cho dù là hành động tự vệ chính đáng nhất.
Trong Kinh thánh có ghi: Nếu ai vả con vào má bên phải thì con hãy đưa luôn má bên trái cho họ. Nếu ai kiện con để lấy cái áo ngắn thì hãy để họ lấy luôn áo dài. Ai bắt con đi một dặm thì hãy đi với họ hai dặm.
+ Trong Phật giáo: nhẫn nhục, cam chịu được xem là hành vi dũng cảm, cao thượng và còn xem đó là phương thức để đối phó với những kẻ đã xâm phạm đến cuộc sống của bản thân mình.
Trong “Bồ tát giới”có viết: “ Nếu là phật tử thì không được đem sự giận dữ đáp lại sự giận dữ, không được nuôi hận thù đối với những kẻ đã sát hại cuộc sống của cha mẹ, anh em, chú bác của mình.
Tóm lại làm tổn thương sự sống để trả thù sự sống là điều trái với đức hiếu sinh của đạo Bồ tát.

Phật giáo có câu thơ:
Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu.
- Tính chính trị phản động: thực tiễn lịch sử cho thấy mỗi khi tôn giáo bị các giai cấp thống trị lợi dụng bảo vệ cho lợi ích ích kỉ của chúng thì tôn giáo đi ngược lại lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động
Ví dụ: ở thời kì trung cổ, tôn giáo trở thành hình thái ý thức xã hội thống trị, bênh vực lợi ích của giai cấp phong kiến, khiến cho cả thời kì trung cổ trở thành “ đêm trường trung cổ”.
3.Tính quần chúng của tôn giáo
- Các tôn giáo có thể khác nhau về nghi lễ, về giáo luật và về cả giáo lí song nhìn chung giáo lí và giáo luật của mọi tôn giáo đều phù hợp với tâm tư, tình cảm vfa nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Chính vì thế mà số người có tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới trên thế giới khá đông.
Ví dụ: Số tín đồ của Kitô giáo và Tin lành trên 1,7 tỉ, Hồi giáo trên 1,5 tỉ, Phật giáo trên 325 triệu.
Đó là chưa kể tới số tín đồ chưa phải là tôn giáo thế giới và cũng chưa kể tới số người có tín ngưỡng.






















Câu 4:
Trình bày các chức năng của tôn giáo
Trả lời:
1. Chức năng đền bù hư ảo
- Một mặt, tôn giáo là sản phẩm trong sự bất lực của con người, mặt khác, tôn giáo thể hiện cho sự kì vọng thoát ra khỏi sự bất lực ấy. Chính vì thế, tôn giáo có chức năng đền bù nhưng sự đền bù đó chỉ là hư ảo bởi vì sự đền bù đó là do chính con người tưởng tượng ra và kì vọng lên.
- Thực tiễn cho thấy khi con người bất lực trong việc cải tạo, chinh phục tự nhiên và bất lực trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội, bất lực trong việc nhận thức thế giới thì con người tìm đến tôn giáo.
- Đến với tôn giáo là con người đến với các lực lượng siêu nhiên, thần thánh. Các lực lượng siêu nhiên, thần thánh không tồn tại trong đời sống thực tế mà do những người có tín ngưỡng và tôn giáo tưởng tượng ra và theo sự tưởng tượng của họ thì các lực lượng siêu nhiên, thần thánhcó sức mạnh phi thường, có quyền phép biến hóa có thể giúp họ cầu gì được đấy.Nhưng những lực lượng siêu nhiên, thần thánh không tồn tại thực nên không có một sự đền bù nào cho con người từ siêu nhiên, thần thánh. Tuy nhiên niềm tin trong trí tưởng tượng của con người về sự tồn tại của siêu nhiên, thần thánh, về sức mạnh của thần thánh, về quyền phép của thần thánh phần nào có tác dụng xoa dịu, an ủi nỗi đau tuyệt vọng của con người trong trạng thái bất lực, phần nào có tác dụng đem lại cho con người sự thăng bằng về trạng thái tâm lí. Đó là thực chất của sự đền bù hư ảo.
- Khi nói về chức năng đền bù này Mac đã so sánh tôn giáo với thuốc phiện “ Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Điều đó muốn so sánh thế giới như liều thuốc an thần đối với con người. Lênin xem đây là hòn đá tảng trong thế giới quan của chủ nghĩa Mác về tôn giáo và Lênin nhấn mạnh trong chủ nghĩa tư bản, tôn giáo vẫn tiếp tục là thuốc phiện, nó hướng ý thức của quần chúng vào thế giới hư ảo, như vậy đã lôi kéo quần chúng ra khỏi cuộc đấu tranh cho cuộc sống hạnh phúc thực sự ngay trên trần thế. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn là thuốc phiện với ý nghĩa nó làm cho quần chúng lao động không tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa cộng sản, làm lu mờ ý thức của họ và ngăn cản sự phát triển toàn diện của cá nhân.
Tóm lại: trong những hình thái xã hội khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau, tôn giáo đã và đang đóng vai trò là yếu tố đền bù hư ảo cho sự bất lực của con người.
2. Chức năng thế giới quan
- Thế giới quan: là hệ thống những quan niệm, quan điểm về thế giới, về con người xung quanh.
- Bất kì một tôn giáo nào cũng có tham vọng giải thích về vũ trụ, giải thích về tự nhiên tự nhiên, xã hội và con người. Chính vì thế phải tạo ra một thế giới quan và truyền bá thế giới quan đó trở thành chức năng của mỗi tôn giáo. Để thực hiện chức năng này, mỗi tôn giáo đã xây dựng cho mình một hệ thống các quan điểm, quan niệm nhằm trang bị niềm tin và trả lời các câu hỏi: Thế giới là gì?, Thế giới nàydo ai sinh ra ?, Con người là gì ?, Con người có vai trò như thế nào đốivới thế giới ?...Hệ thống quan điểm, quan niệm này tạo thành nội dung lí luận của mỗi tôn giáo (giáo lí).
- Bản chất mỗi tôn giáo là phản ánh hư ảo, hoang đường về hiện thực khách quan nên mỗi tôn giáo xây dựng nên một bức tranh riêng xuyên tạc về thế giới.
Ví dụ: Kitô giáo, Tin lành cho rằng Thiên chúa đã tạo ra thế giới trong 6 ngày
Ngày thứ 1: Thiên chúa tạo ra sự sáng và sự tối (sáng là ngày, tối là đêm).
Ngày thứ 2: Thiên chúa tạo ra không gian- mà ta vẫn gọi là bầu trời.
Ngày thứ 3: Thiên chúa tạo ra đất, nước, cây cỏ.
Ngày thứ 4: Thiên chúa tạo ra muôn vì tinh tú để làm cơ sở phân chia thời tiết, tháng, năm. Trong đó có 2 vì tinh tú lớn là Mặt trời cai trị ban ngày và Mặt trăng cai trị ban đêm.
Ngày thứ 5: Thiên chúa tạo ra muôn loài. Đó là muông thú ở trong rừng, chim trên trời và cá dưới nước.
Ngày thứ 6: Thiên chúa theo hình hài, khuôn mẫu của mình đã tạo ra thủy tổ của loài người là Ađam và Êva.
Bức tranh về thế giới do mỗi tôn giáo trag bị cho tín đồ đã làm cho tín đồ của mỗi tôn giáo có thế giới quan duy tâm, phản khoa học và làm cho họ trở thành những người thụ động trước cuộc sống xã hội.
3. Chức năng điều chỉnh hành vi
- Trong nội dung của mỗi tôn giáo đều có một hệ thống các giá trị chuẩn mực có tác dụng khuyên răn hay bắt buộc các tín đồ phải tuân theo và hệ thống các giá trị chuẩn mực này tạo thành phần giáo luật của mỗi tôn giáo. Hệ thống các giá trị chuẩn mực đó cũng chính là hệ thống những giá trị chuẩn mực đạo đức của mỗi tôn giáo.
- Hệ thống các giá trị chuẩn mực đó có thể là những quy định cụ thể về một việc nào đó mà các tín đồ phải thực hiện.
Ví dụ: Trong Kitô giáo những quy định ứng xử đối với đồng loại được thể hiện qua các quy định:
Cho kẻ rách mặc.
Cho người đói ăn.
Cho khách ở nhờ.
Cho người làm thuê.
- Hoặc những giá trị chuẩn mực đó có thể là những lời khuyên răn hay ngăn cấm các tín đồ về một vấn đề gì đó được gọi là điều răn hay giới.
Ví dụ: Tôn giáo nào cũng đều cấm các tín đồ không được giết người, không được trộm cắp, không được gian dâm…
Nói tóm lại, tất cả những quy định, ngững điều răn, những giới đều được được đưa ra một cách chi tiết, cụ thể để nhằm giúp các tín đồ điều chỉnh hành vi và điều chỉnh cả thái độ của tín đồ đối với mối quan hệ trong gia đình, trong cộng đồng tín đồ và trong cộng đồng xã hội.
- Trong hệ thống những giá trị đạo đức của mỗi tôn giáo đều có những giá trị chân- thiện- mĩ mang tính chất xuyên thời gian, xuyên không gian. Chính vì vậy, nó vẫn còn phù hợp với các giá trị đạo đức ngày nay và đối với các giá trị chân- thiện- mĩ như thế ta nên tạo điều kiện khuyến khích nó phát triển.
Ví dụ: tôn giáo nào cũng đề cập tới việc hình thành nề nếp gia đình, tôn giáo nào cũng đưa ra các giá trị góp phần giữ gìn trật tự trong xã hội.
- Bên cạnh các giá trị chân- thiện- mĩ thì trong đạo đức của mỗi tôn giáo cũng có những giá trị đạo đức đã trở nên lạc hậu, lỗi thời và trách nhiệm của chúng ta là phải hạn chế tác hại của những giá trị lạc hậu, lỗi thời ấy bằng cách tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết của tín đồ, đặc biệt là lôi cuốn họ tham gia vào những hoạt động thực tiễn, cải tạo, xây dựng cuộc sống hạnh phúc trên trần thế.
4. Chức năng liên kết
- Chức năng liên kết của mỗi tôn giáo thể hiện:
+ Các tín đồ cùng nhau tham gia nghe giảng giáo lí.
+ Cùng nhau tham gia các buổi cầu nguyện tập thể.
+ Cùng nhau tham gia các buổi tế lễ.
+ Thậm chí là việc trừng phạt một người nào đó vi phạm điều răn, điều giới, trừng phạt một người nào đó phỉ báng thánh thần cũng đòi hỏi có sự chứng kiến của cả một cộng đồng tôn giáo nhất định.
- Chức năng liên kết của mỗi tôn giáo do nội dung giáo lí, giáo luật và nghi lễ của tôn giáo đó quy định nên. Từ sự liên kết về tôn giáo dần dần dẫn đến sự liên kết về tình cảm và từ sự liên kết về tình cảm dẫn đến liên kết về kinh tế, văn hóa, giáo dục…
- Tính chất của sự liên kết đó có thể rộng hẹp khác nhau:
+ Hẹp có thể diễn ra trong một địa phương, một tỉnh.
+ Rộng hơn có thể diễn ra trong một quốc gia, một liên châu lục.




















Được sửa bởi loiajc ngày Mon Dec 13, 2010 4:19 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
thienthankhongcanh
Admin
Admin
thienthankhongcanh


Tổng số bài gửi : 127
Ngày cất tiếng hú chào đời Ngày cất tiếng hú chào đời : 24/03/1992
Ngày gia nhập Ngày gia nhập : 06/12/2010
Tuổi Tuổi : 32
Đến từ : Trái tim màu đen

Đế Cương Tôn Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảm ơn bạn nhé   Đế Cương Tôn Giáo EmptyWed Dec 08, 2010 1:04 pm

Tớ đang cần những tài liệu này thanks nha I love you I love you I love you I love you
Về Đầu Trang Go down
http://thptkhangnhat.co.cc/
cobelolem_1207
Thạc sĩ sử
Thạc sĩ sử
cobelolem_1207


Tổng số bài gửi : 129
Ngày cất tiếng hú chào đời Ngày cất tiếng hú chào đời : 12/07/1992
Ngày gia nhập Ngày gia nhập : 11/12/2010
Tuổi Tuổi : 31
Đến từ : Thái Nguyên
sở thích sở thích : Hãy là tất cả những gì bạn muốn.

Đế Cương Tôn Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: ?   Đế Cương Tôn Giáo EmptySat Dec 11, 2010 6:28 pm

ơ sao có đến câu 4 thôi hả lợi?
Về Đầu Trang Go down
loiajc
Thạc sĩ sử
Thạc sĩ sử
loiajc


Tổng số bài gửi : 55
Ngày cất tiếng hú chào đời Ngày cất tiếng hú chào đời : 30/05/1990
Ngày gia nhập Ngày gia nhập : 08/12/2010
Tuổi Tuổi : 33
Đến từ : Lạng Sơn
sở thích sở thích : $$$$$$$$ + Quyền lực + gái xinh hehe

Đế Cương Tôn Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đế Cương Tôn Giáo   Đế Cương Tôn Giáo EmptySat Dec 11, 2010 9:33 pm

cái đề cương này thiếu 1 câu thôi.mình chia làm 2 phần vi dung lượng mỗi lần up lên hạn chế .bạn ra vào có 2 phần mà
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đế Cương Tôn Giáo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đế Cương Tôn Giáo   Đế Cương Tôn Giáo Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đế Cương Tôn Giáo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» đê cương Tôn Giáo phần 2
» đề cương lịch sử đảng
» Tỏ tình đêm giao thừa
» giáo án giảng dạy lịch sử đảng
» Tiện ích biến đổi Win XP Thay đổi giao diện windows xp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
FORUM HỌC VIỆN CHÉM GIÓ :: DOCUMENT-
Chuyển đến